Huyết dụ
08/11/2016 01:38:01    Lượt xem: 1,000    In trang này
Phật dụ, Thiết thụ, Phất dũ

Cây Huyết dụ còn được gọi với những  tên khác là: phật dụ, Thiết thụ, Phất dũ. ( tên khoa học: Folium Cordyline), có nguồn gốc từ Madagascar, là  loại cây cảnh được nhập và trồng từ lâu đời

 

Cây Huyết dụ là  cây thân gỗ lâu năm, đường kính từ 1-2 cm, chiều cao trung bình từ 1-2m, Toàn thân mang nhiều vòng sẹo do lá rụng để lại. Lá cây huyết dụ mọc thành lùm trên ngọn, lá không cuống, hình mác, dài khoảng 30cm,có màu đỏ hoặc màu tía. nhẵn, bóng nổi rõ các gân mảnh. Hoa mọc thành chùy ở trên đỉnh nách lá, hoa Huyết dụ nhỏ màu đỏ nhạt hoặc tím, cây thường nở hoa vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Quả mọng hình cầu, chứa 1-2 hạt, màu đỏ.

 

cây cảnh huyết dụ

Ở Việt Nam, có 2 loại cây huyết dụ chính là cây huyết dụ nhỏ và cây huyết dụ ti.

 

Huyết dụ lá nhỏ:. Cây nhỏ bé cao khoảng hơn 1m ,thân tròn mập. Lá nhỏ, hẹp, thuôn, đầu lá kéo dài thành mũi mềm.  Phiến lá mặt trên bóng, màu xanh đậm, mặt dưới màu đỏ tía, hay hai mặt lá đều đỏ tía. Hoa màu mận chín, mọc thành chùm thưa.

 

Huyết dụ ti (huyết dụ lá to): Cây mọc bụi có, thân cao hơn 2m, rất ít khi phân nhánh. Lá bản rộng, thuôn, đầu tù. Cụm hoa dạng chùy ở đỉnh. Hoa màu xanh hoặc tím nhạt.

 

Cây huyết dụ có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng. Tuy nhiên cây vẫn sinh trưởng tốt trong  điều kiện ít ánh sáng và thiếu sự chăm sóc thường xuyên.

 

cây cảnh huyết dụ

Cây huyết dụ thường trồng trong chậu làm cây nội thất bài trí phòng khách, hội trường. Cây huyết dụ cũng có thể làm cây sân vườn.

 

Kĩ thuật chăm sóc cây huyết dụ:

 

Đất trồng: Huyết dụ thích hợp với mọi loại đất. thỉnh thoảng nên bón thêm cho cây một ít phân bón giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Thiếu Mg và K,chú ý không bón phân vào mùa đông.

Ánh sáng: Huyết dụ thích hợp với độ chiếu sáng trung bình và cao từ 50-90%. Cần tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Nhiệt độ: cây phát triển tốt trong khung nhiệt độ 15-27oC, nhiệt độ thấp nhất mà huyết dụ còn có thể chịu đựng là 4oC.

Nước:  Huyết dụ có nhu cầu nước trung bình. khi thấy đất khôcần tuwois nước cho huyết dụ.

Sâu bệnh: các sâu bênh thường gặp: Bọ trĩ, nhện ve, nấm phyllosticta, gây hiện tượng nhiễm khuẩn, hoại tử, thân cây bị đen, thối rữa… Dùng thuốc  bảo vệ thực vật diệt trừ sâu hại, sau đó cạo bỏ phần thân bị hoại tử, dùng nước xà phòng rửa vết thương  để trị bệnh cho cây.

 

LIÊN HỆ MUA HÀNG

Địa chỉ: Trại giống cây trồng ngay chân cầu Rạch Sỏi

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC:

Cây cọ để bàn  (08/11/2016 01:38:57 - Xem: 1,073)

Lâu nay khi nghĩ đến cọ bạn sẽ nghĩ chỉ có ở vùng trung du với đồi cọ đồi chè xanh mượt. Cây cọ lúc nào cũng có hình dáng to lớn, tán lạ rộng. Thế nhưng với sự phát triển của khoa học thì giờ đây còn có cọ cảnh để bàn. Loại cọ này rất được yêu thích trong mỗi căn nhà hoặc nơi công sở làm việc, bởi vì nó có tác dụng thanh lọc không khí đáng kể.

Bạch Mã Hoàng Tử  (08/11/2016 01:36:54 - Xem: 1,004)

Cây Bạch Mã Hoàng Tử hay còn được gọi là cây Bạch Mã (Tên khoa học: Aglaonema Pseudobracteatum), có xuất xứ từ Châu Á nhiệt đới, là loài thân thảo, mọc thành bụi, cây có chiều cao trung bình từ 40-80cm , tán rộng khoảng 30-35 cm, thân vươn thẳng.

Cây danh dự  (08/11/2016 01:34:54 - Xem: 1,015)

Cây danh dự có thân mập, tròn, cao từ 0,4 -1m, thân cây có các vòng do lá rụng để lại. Lá lớn, hình bầu dục thuôn nhọn đầu , cuống mập, có bẹ ôm thân. Lá màu xanh bóng dày, gân hình lông chim màu xanh trắng nổi rõ, các vệt trắng vàng hay ánh bạc nằm rải rác trên phiến lá. Đây chính là điểm đặc biệt khiến cây Danh dự được ưa thích.

Cây cảnh trạng nguyên  (08/11/2016 01:32:00 - Xem: 1,012)

Cây cảnh Trạng Nguyên còn được gọi với tên là Nhất Phẩm Hồng, có tên khoa học: Euphorbia pulcherrima, thuộc họ thầu dầu, xuất xứ từ Trung Mỹ, là loại cây bụi thường để trồng ngoài trời hoặc trong nhà làm cảnh, Cây trạng nguyên cũng có thể dùng để bàn rất đẹp